Lâm sàng cũng chứng minh, “chuyện ấy” hài hoà (mỗi tuần 2 – 3 lần) sẽ giúp giảm nhẹ nguy cơ mắc bệnh tuyến tiền liệt. Nhiều cặp vợ chồng trung niên thường giảm hay không chú trọng “chuyện ấy”, điều này rất không có lợi cho sức khỏe tuyến tiền liệt.
1. Tiểu tiện nhiều
Cho dù bạn là nam hay nữ thì cũng đều có chung một nguyên tắc bất di bất dịch: đó là đi tiểu nhiều rất tốt cho tuyến tiền liệt, đồng thời cũng là một phương pháp tốt để bảo vệ thận.
2. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước sẽ giúp tăng cường bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm các kích thích cho tuyến tiền liệt.
3. Thư giãn
Áp lực cuộc sống, stress, căng thẳng dễ ảnh hưởng tới tuyến tiền liệt. Lâm sàng chỉ rõ, khi áp lực cuộc sống ít đi thì chứng bệnh tuyến tiền liệt thông thường cũng sẽ giảm nhẹ.
4. “Chuyện ấy” hài hoà
Lâm sàng cũng chứng minh, “chuyện ấy” hài hoà (mỗi tuần 2 – 3 lần) sẽ giúp giảm nhẹ nguy cơ mắc bệnh tuyến tiền liệt. Nhiều cặp vợ chồng trung niên thường giảm hay không chú trọng “chuyện ấy”, điều này rất không có lợi cho sức khỏe tuyến tiền liệt.
5. Tắm nước ấm
Nước ấm giúp thư giãn cơ bắp và tuyến tiền liệt, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh.
Hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt
Những người bị viêm tuyến tiền liệt có thể kết hợp một số phương pháp phòng chống và trị liệu bằng thói quen sinh hoạt thường ngày sau:
1. Ngồi tắm nước ấm
Cho nước ấm vào chậu, nhiệt độ nước ở mức trung bình không nên quá nóng hoặc quá lạnh, mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 10 – 20 phút. Khi ngồi, cần thả lỏng cơ vòng hậu môn, và dùng ngón tay ấn vào vùng xung quanh “cậu nhỏ” và hậu môn.
2. Mát xa
Dùng ngón tay mát xa quanh “cậu nhỏ”, thỉnh thoảng dùng lực ấn mạnh để có cảm giác nhói đau ở từng vùng, mỗi ngày mát xa 1 – 2 lần trước lúc nghỉ trưa và tối lên giường ngủ.
3. Luyện tập hậu môn
Thường xuyên luyện tập thu co cơ vòng hậu môn và cơ hậu môn sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu vùng xương chậu, giảm bớt tụ máu từng phần, mỗi ngày 1 – 3 lần, mỗi lần 10 phút.
Theo Suckhoesinhsan