Phòng tắm tuy là công trình phụ nhưng ngày càng được nhiều gia chủ chú trong trong thiết kế và bài trí. Tuy vậy, nếu không tính toán cẩn thận bạn sẽ rất dễ mắc phải những sai lầm căn bản, gây hao tổn tiền của.
Thực tế cho thấy, nhiều gia đình thường chỉ dành diện tích rất nhỏ cho phòng tắm nên thiếu không gian lưu trữ trầm trọng. (Ảnh: Whitehome) |
Thậm chí, nhiều gia chủ không thiết kế cửa thông gió hoặc cửa thông gió rất nhỏ khiến nhà vệ sinh trở nên bí bức, thiếu sáng. (Ảnh: Maunhadep902) |
Phòng tắm không có cửa sổ thông gió là sai lầm khá phổ biến trong thiết kế. (Ảnh: Wp) |
Một số gia đình chỉ sử dụng đèn tường hoặc đèn âm trần chiếu sáng phòng tắm vì cho rằng không gian chức năng này không cần nhiều ánh sáng. (Ảnh: Doisongphapluat) |
Đây cũng là sai lầm căn bản bởi khu vực này được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau như thay quần áo, trang điểm, vệ sinh cá nhân… (Ảnh: Tanhoangmai) |
Để phòng tắm luôn thoáng sáng, bạn nên thiết kế ít nhất hai nguồn sáng gồm đèn khu vực và đèn trần. (Ảnh: Chungcunho) |
Nếu lựa chọn vật liệu cho phòng tắm không phù hợp, nơi đây sẽ nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng. (Ảnh: Thietkexaynha) |
Việc bố trí phòng vệ sinh nhìn thẳng vào các khu vực khác như phòng khách, phòng bếp, nơi ngủ nghỉ là sai lầm nghiêm trọng. (Ảnh: Senvietdecor) |
Tốt nhất, bạn nên thiết kế phòng vệ sinh ở khu vực tách biệt với các không gian chức năng khác trong nhà. (Ảnh: Baoxaydung) |
Nếu căn phòng quá nhỏ, gia chủ không nên ngăn hai khu khô – ướt để tránh tạo cảm giác chật chội, bí bức. (Ảnh: Xayladep) |
Theo Kiến thức