Nhiều thai phụ bị nóng, nổi mụn, ngứa… coi nước rau má là ‘vị thuốc’ mát, giải nhiệt. Theo các chuyên gia, cho tới nay, chưa có tài liệu nào của thế giới cũng như Việt Nam nghiên cứu về tác dụng ‘mát’ của rau má với thai nhi.
Mẹ bầu có thể uống nước rau má, với số lượng vừa phải. Tuy vậy, cần đảm bảo điều kiện vệ sinh khi chế biến. Còn nếu mẹ bầu bị nổi mụn, nhọt nhiều thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để biết nguyên nhân và cách điều trị.
Tác hại khi lạm dụng nước rau má
– Nhức đầu: Nghiên cứu cho thấy, uống nhiều nước rau má có thể gây nhức đầu cho phụ nữ mang thai.
– Giảm khả năng mang thai hoặc làm tăng nguy cơ sảy thai: Phụ nữ uống nước rau má lâu ngày có nguy cơ giảm khả năng mang thai hoặc có thể gây co thắt tử cung, gây sảy thai.
– Tiêu chảy: Nước rau má có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy cho mẹ bầu. Chưa kể, trong quá trình chế biến nước rau má không đảm bảo vệ sinh cũng có thể làm mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa.
Liều lượng hợp lý
Người bình thường có thể uống mỗi ngày một cốc nước rau má, nhưng không nên kéo dài liên tục trong 1 tháng. Còn với phụ nữ mang thai, không nên dùng nước rau má để uống hàng ngày, sẽ không có lợi mà có thể gây hại cho cả mẹ và thai. Nên thi thoảng mới dùng nước rau má.
Theo Mevabe