Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước.

dia dem Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống

 

Thoát vị đĩa đệm cột sống

Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Đầu tiên đó là các chấn thương cột sống. Thứ hai là tư thế xấu trong lao động. Đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế xấu. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Cần chú ý rằng tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Một số triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống:

– Đau lưng: cảm giác đau giảm khi nằm nghiêng và tăng khi ho hoặc đại tiện.

– Đau khi gõ hoặc ấn vào khoảng liên đốt.

– Đau tự nhiên vùng xung quanh gai sau. Nếu bệnh nặng có thể cảm giác đau lan xuống vùng mông và đùi.

– Hạn chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng.

– Không cúi được sâu: khoảng cách giữa ngón tay và mặt đất khi cúi người thả lỏng tay lớn hơn 50 cm.

– Giảm vận động chân và giảm cảm giác vùng da chân. Trường hợp nặng có thể bị liệt.

Cách điều trị:

– Áp dụng xen kẽ việc nằm nghỉ trên nền cứng, bó bột, làm nóng tại chỗ bằng chiếu tia, xoa bóp.

– Dùng thuốc giảm đau hoặc tiêm corticoid tại chỗ.

– Dùng phương pháp kéo nắn cột sống giúp đẩy đĩa đệm về vị trí cũ.

– Sau giai đoạn cấp, cần tránh những động tác quá sức như mang vác nặng, cúi gập người…

– Khi có rối loạn vận động trầm trọng hoặc bị ép tủy, đã điều trị phục hồi 3 tháng nhưng không có kết quả, cần cắt là cột sống, cắt thoát vị, nạo đĩa đệm…

– Làm giảm áp đĩa đệm bằng laser

Để chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa, có đầy đủ các điều kiện gồm bác sĩ giỏi và thiết bị y khoa hiện đại. Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định những xét nghiệm chuyên sâu giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Thông thường, để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm vần chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ. Tùy trường họp cụ thể các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh khá phổ biến, có thể để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, khi có các triệu chứng nói trên cần đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa, tốt nhất là gặp các bác sĩ chuyên khoa Nội Thần Kinh để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Theo Suckhoedoisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *