Bệnh trĩ là một căn bệnh ngày càng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là ở nhóm đối tượng làm việc văn phòng. Vì sao giới văn phòng lại thường mắc căn bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu về bệnh trĩ cũng như các biện pháp chữa trị khi mắc phải căn bệnh này nhé.
Tìm hiểu về bệnh trĩ
Bệnh trĩ được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn.
Bệnh trĩ gồm có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại:
Trĩ nội: chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa.
Trĩ ngoại: có thể có huyết khối phát triển rất đau.Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.
Bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ với các triệu chứng như sau:
Cấp độ 1 và 2: Người bệnh bị đau và chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.
Cấp độ 3 và 4: Búi trĩ bên trong (trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hay gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và sinh ra các bệnh khác. Người bệnh có thể vừa mắc bệnh trĩ nội vừa mắc bệnh trĩ ngoại. Nếu không sớm điều trị, người bệnh ngày càng có cảm giác vướng víu, khó chịu, chảy máu và đau đớn nhiều hơn mỗi khi đại tiện.
Vì sao giới văn phòng thường mắc bệnh trĩ?
Theo thống kê mới nhất cho thấy, giới văn phòng là nhóm đối tượng bị mắc bệnh trĩ cao nhất. Nguyên nhân chính là do dân văn phòng có thói quen ngồi nhiều, ít vận động nên làm tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng chính gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, khi làm việc với áp lực cao khiến đầu óc căng thẳng, mệt mỏi, cũng sẽ làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng, khiến bạn bị mắc bệnh trĩ.
Bệnh trĩ thường xảy ra ở người bị táo bón kinh niên, công việc ít đi lại, ở phụ nữ mang thai. Người mắc bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn.
Nếu phát hiện sớm bệnh trĩ khi còn ở cấp độ nhẹ, bạn có thể tự điều trị ở nhà.
Bệnh trĩ nếu không được phát hiện hoặc chữa trị sớm, dẫn đến búi trĩ quá to, gây đau đớn đồng thời mang lại những biến chứng rất nguy hiểm: tắc mạch, nứt kẽ hậu môn, sa búi trĩ, chảy máu ồ ạt cấp tính…
Chữa trĩ cần phải kiên trì
– Không nên ngồi quá lâu trong một thời gian dài. Nếu bạn làm việc văn phòng, nên đứng lên đi lại từ 5 – 10 phút sau khoảng 1 tiếng làm việc.
– Uống nhiều nước (khoảng 1,5 lít nước/ngày).
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây.
– Hạn chế ăn thức ăn nóng, cayvì nó khó tiêu hóa và dễ gây táo bón.
– Tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
– Ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ.
Khi đại tiện tránh không được rặn, trĩ nặng và đã bị sa thường phải giải quyết bằng phẫu thuật. Trĩ ngoại có huyết khối phải dùng phẫu thuật. Sử dụng thuốc bôi trơn, các chất làm mềm và dịu da, có thể kết hợp trong đó một loại thuốc tê để giảm đau cũng là một phương pháp được khuyên dùng.
Áp dụng y học cổ truyền trong điều trị bệnh trĩ
Sử dụng các biện pháp y học cổ truyền được xem là phương pháp hiệu quả để chữa trị bệnh trĩ. Các vị thuốc trị trĩ tốt trong y học cổ truyền bao gồm:
– Địa Du có tác dụng cầm máu, chuyên trị kiết lỵ ra máu, trĩ ra máu
– Phòng Phong giúp giảm đau nhanh; Chỉ Xác có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón giúp việc đại tiện của người bị trĩ dễ dàng hơn, thông qua đó giúp hạn chế chảy máu khi đi đại tiện, đồng thời còn giúp co búi trĩ hiệu quả.
– Hoàng Cầm ức chế nhiều loại vi khuẩn, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn tại hậu môn gây viêm.
– Đương Quy giúp bổ huyết, rất cần thiết cho những người mắc trĩ bị chảy máu, phục hồi thể trạng, nâng cao sức khỏe cho bệnh.
– Hòe giác có tác dụng tăng trương lực của mạch máu, làm bền thành mạch từ đó làm giảm sự căng giãn tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Sự kết hợp giữa các vị dược liệu trên là bài thuốc hoàn hảo để trị tận gốc, trị mọi yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Theo Dân Trí