Sinh lý phụ nữ khi mang bầu qua từng giai đoạn

Sinh lý phụ nữ khi mang bầu có nhiều sự thay đổi do sự cân bằng nội tiết tố có sự thay đổi.

Sinh lý phụ nữ khi mang bầu qua từng giai đoạn đều có sự thay đổi lớn. Mỗi giai đoạn mang thai, sinh lý mẹ bầu cũng sẽ khác nhau (Mang thai được chia ra làm 3 giai đoạn là giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa kỳ và 3 tháng cuối kỳ). Dưới đây là sự thay đổi sinh lý khi mang bầu qua từng giai đoạn mà bạn nên biết:

Sinh lý phụ nữ khi mang bầu 3 tháng đầu

1225 Sinh lý phụ nữ khi mang bầu qua từng giai đoạn

Ngoài việc mẹ bầu tăng cân nhẹ thì trong giai đoạn này, do nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi quan trọng, đặc biệt là estrogen và progesterone tăng lên gấp 30 lần so với bình thường, sự thay đổi này khiến cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi.

– Bầu vú căng cứng, gây cảm giác đau nhức khi chạm vào. Núm vú và quầng vú sẫm màu lại.

– Có thể bị táo bón, khi gặp tình trạng này mẹ bầu nên ăn thêm nhiều chất xơ trong thực đơn bữa ăn của mình, uống nhiều nước lọc cho cơ thể.

– Do mức kích thích tố progesterone tăng nên mẹ bầu rất hay buồn ngủ, cơ thể uể oải, mệt mỏi, mẹ bầu sẽ ngủ rất nhiều.

– Ốm nghén. Tùy vào mỗi người mà tình trạng ốm nghén sẽ khác nhau, có người chỉ ốm nghén nhẹ, có người không, có người lại bị “hành” rất nhiều. Để giảm ốm nghén mẹ cần tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu…

Và cũng do sự thay đổi nội tiết tố nên tâm lý mẹ bầu cũng có nhiều sự thay đổi thất thường khi vui, khi buồn, hay cáu gắt, giận hờn vô cớ…

Sinh lý phụ nữ khi mang bầu 3 tháng giữa

Sang giai đoạn giữa thai kỳ này, những vấn đề ở 3 tháng đầu giảm dần, đặc biệt là ốm nghén nên mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn và khỏe người hơn.

Tuy nhiên thì một số vấn đề trong giai đoạn 3 tháng đầu vẫn còn tiếp diễn trong giai đoạn này. Táo bón, bệnh trĩ, một số mẹ bầu bị chứng sưng phù tay chân, khi gặp hiện tượng này mẹ nên đi khám bởi có thể đây là dấu hiệu của chứng ngộ độc huyết.

Âm đạo trong thời kỳ này sẽ tiết ra nhiều chất nhầy cổ tử cung, đục hơn và đặc tạo nút bịt kín lỗ cổ tử cung để ngăn việc thụ tinh lần 2 và tránh nhiễm khuẩn ngược chiều.

Lúc này bụng bầu sẽ lớn nhanh, mọi người sẽ nhận ra là mẹ đang mang thai. Bước vào tháng thứ 5 thai kỳ, lần đầu tiên mẹ sẽ cảm nhận được thai đạp lần đầu tiên (hiện tượng thai máy) của thai nhi trong bụng. Vào tuần 19 hoặc muộn hơn, vú có thể tiết ra sữa non.

1226 Sinh lý phụ nữ khi mang bầu qua từng giai đoạn

Sinh lý phụ nữ khi mang bầu 3 tháng cuối

Cân nặng của mẹ sẽ tăng nhanh trong giai đoạn mang thai này, bụng bầu cũng sẽ lớn vượt mặt.

Vào gần cuối giai đoạn mang thai, khoảng 2 -3 tuần trước khi sinh, thai nhi sẽ xuống vị trí thấp hơn trong ổ bụng, khi đáy tử cung căng ra và chuẩn bị sinh (gọi là sự sa bụng). Mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt nhọc, nặng nề hơn khi di chuyển, sự sa bụng này có thể khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn, táo bón và sưng phù cổ chân.

Khi gần tới tuần sinh, tâm trạng lo lắng, căng thẳng là điều nhiều mẹ bầu bắt gặp, nhất là với những ai mang thai lần đầu. Hãy cố thư giãn tinh thần của mình bằng cách đi dạo hay tâm sự cùng chồng… nó sẽ giúp mẹ vơi đi những lo âu của mình để chào đón thiên thần nhỏ của mình.

Tâm sinh lý phụ nữ khi mang bầu là giai đoạn mà người phụ nữ có nhiều thay đổi nhất do sự thay đổi của các nội tiết tố. Chính vì thế, trong thời kỳ này người phụ nữ cần được chăm sóc tốt và trang bị cho mình các kiến thức về thời kỳ mang thai để có thể bảo vệ tốt sức khỏe không chỉ cho mình mà còn cho cả thai nhi trong bụng.

Theo Bau

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *