Sinh lý phụ nữ có bầu chịu sự chi phối của những thay đổi hormone bên trong cơ thể.
Mối liên quan của biến đổi tâm sinh lý và phụ nữ có bầu
Các chuyên gia tìm thấy mối quan hệ giữa hàm lượng hormone và chất dẫn truyền thần kinh não, đặc biệt là serotonin – một chất hóa học điều khiển tâm trạng, gây sự xáo trộn trong tâm sinh lý phụ nữ có bầu.
Do sự biến đổi trong quá trình trao đổi chất hoặc do các hormone estrogen và progesterone khi có thai nên cơ thể sẽ có sự thay đổi. Sự thay đổi của các nội tiết tố gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trong đó các chất tác động đến tâm trạng gây nên tâm trạng thất thường khi mang bầu như căng thẳng, cáu gắt, vui vẻ, lo lắng, mệt mỏi…
Sự thay đổi sinh lý phụ nữ có bầu:
So với bình thường, trong những tuần thai kỳ đầu tiên, hormone giới tính nữ – hormone progesterone tăng gấp 30 lần và sự thay đổi này dẫn tới nhiều thay đổi trong tâm sinh lý phụ nữ có bầu.
Khi có bầu, sự cân bằng nội tiết tố cũng có vài thay đổi như nồng độ prolactin tăng cao có tác dụng chuẩn bị cho tuyến vú để chế tiết sữa prolactin trong nước ối giúp cho điều hòa chuyển hóa muối và nước của thai nhi. Trong thời gian thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh ra rất nhiều progesterone giúp duy trì nội mạc tử cung để cho trứng làm tổ làm giãn cơ tử cung và phòng ngừa cơn co tử cung. Tuy nhiên, trong thai kỳ progesterone tăng có thể làm tăng thời gian lưu thức ăn trong dạ giày giảm trương lực cơ vòng, giảm nhu động ruột gây ra các triệu chứng dạ dày thực quản, kể cả hội chứng trào ngược dạ dày thực quản ở mẹ bầu.
Trong giai đoạn mang thai, vùng kín có nhiều thay đổi nhất. Chất nhầy cổ tử cung đục và đặc hơn tạo nút bịt kín lỗ cổ tử cung, ngăn việc thụ tinh lần hai và đồng thời để tránh nhiễm khuẩn ngược chiều. Cổ tử cung sẽ mở khi chuyển dạ, đẩy chất nhầy ra ngoài.
Cuối thời kỳ mang thai, trọng lượng cổ tử cung tăng gấp 20 lần so với bình thường. Trong suốt giai đoạn mang thai âm đạo sẽ dài ra để dễ co giãn và tính acid trong chất dịch âm đạo tăng khiến cho các mầm bệnh không phát triển, sinh sôi được.
Vú của người phụ nữ khi mang thai cũng sẽ nhạy cảm hơn, căng và dễ bị đau. Sau khi thụ tinh khoảng 2 tuần, vú và núm vú bắt đầu to ra, xung quanh vú sạm màu hơn, các hạt nhỏ quanh vú cũng bắt đầu to lên, tiết ra chất nhờ để làm mềm da và quầng vú. Đây là dấu hiệu đầu tiên về sự có thai.
Những thay đổi sinh lý trong thời kỳ này đều bình thường, tuy nhiên thì nó sẽ có tác động lớn tới tâm thể trạng và tinh thần của mẹ bầu.
Tâm sinh lý phụ nữ có bầu qua các giai đoạn mang thai
Tâm sinh lý phụ nữ có bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu HCG tăng mạnh, giúp giữ cho phôi được “bám rễ” chắc vào lớp niêm mạc tử cung. Hormone progesterone và estrogen tăng, giúp duy trì thai nhi và xây dựng các mạch máu để nuôi dưỡng bào thai. Các hormone này có lợi cho thai nhi, tuy nhiên với mẹ bầu lại gây ra nhiều khó chịu.
HCG gây ốm nghén, trong khi Estrogen và progesterone có liên kết với trạng thái tâm lý buồn, nước mắt. Không chỉ vậy, sự gia tăng nội tiết tố gây ra tâm lý mất kiểm soát cảm xúc, không tập trung được vào công việc. Sự thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể gây ra sự rối loạn tâm sinh lý phụ nữ có bầu. Chính vì thế mà thời gian mang thai, mẹ bầu rất cần sự động viên của gia đình, giúp bản thân cân bằng cảm xúc, cuộc sống.
Tâm sinh lý phụ nữ có bầu trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ
Có thể nói giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ chính là khoảng thời gian mang thai mà mẹ bầu khỏe nhất, bởi HCG chững lại, cảm giác ốm nghén dần biến mất, trong khi estrongen và progesterone tăng từ từ. Nhiều cảm xúc diệu kỳ sẽ đến với mẹ bầu lần đầu tiên như cảm nhận được rõ sự sống trong bụng mình từ những cú thai máy đầu tiên của thai nhi. Với nhiều mẹ bầu thì đây là sự kiện quan trọng và bật khóc hạnh phúc.
Trong 3 tháng giữa, mẹ bầu cũng đối mặt với nhiều tâm lý căng thẳng. Thai vào tuần tuổi thứ 20– 24 sẽ xét nghiệm Triple test để tầm soát thai nhi dị tật. Nếu như kết quả có nguy cơ cao, mẹ sẽ được tư vấn để chọc dò nước ối, nhờ đó có thể giúp chuẩn đoán xác định thai dị tật. Các xét nghiệm như vậy mang tới trạng thái tâm lý tiêu cực không nhẹ cho người mẹ.
Giai đoạn này, sự tác động của nội tiết tố ít hơn nên tâm sinh lý mẹ bầu cũng có phần ổn định hơn. Và dù thế nào thì mẹ bầu hãy cố giữ cho tâm trạng của mình thật thoải mái nhé, bởi tâm trạng của mẹ sẽ có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng nữa đấy!
Tâm sinh lý phụ nữ có bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ
Bước vào 3 tháng cuối cùng của thời kỳ mang thai, trọng lượng cơ thể mẹ bầu tăng nhanh, thân hình trở nên nặng nề, khó di chuyển cộng thêm những triệu chứng thai kỳ khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái. Các hormone gây rối loạn tâm trạng cũng tăng cao. Càng tới gần với ngày lâm bồn, mẹ càng mang tâm trạng lo lắng, sợ cơn chuyển dạ.
Sẽ chẳng có gì hạnh phúc hơn là được nhìn thấy thiên thần nhỏ của mình lọt lòng sau bao tháng ngày mang nặng. Hãy giữ tinh thần mình thật thư giãn, nghỉ ngơi và chuẩn bị mọi thứ cho một cuộc sống hoàn toàn mới – cuộc sống làm mẹ.
Nên nhớ, sinh lý phụ nữ có bầu sẽ có sự thay đổi, chính vì thế để đối mặt với những thay đổi sinh lý này, mẹ bầu nên tìm hiểu các kiến thức cần thiết để tránh những lúng túng không cần thiết.
Theo Bau