Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Những tác dụng chữa bệnh của rau ngót
– Trị cảm nhiệt gây ho suyễn
Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
– Béo phì, tim mạch và tiểu đường
Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.
– Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz – huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
– Trị táo bón
Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
– Chảy máu cam
Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.
– Chữa sót rau (nhau thai)
Lấy 40g lá rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, pha thêm nước đun sôi để nguội khoảng 100ml, chia làm 2 lần, mỗi lần uống cách nhau 10 phút. Sau khoảng 15 phút thì nhau thai sẽ ra.
Hoặc dùng 15 hạt thầu dầu, giã nát, đắp ở gan bàn chân trong vòng 15 phút rau sẽ ra, rồi rửa sạch gan bàn chân bằng nước ấm.
– Chữa tưa lưỡi ở trẻ em
Lấy 5 -10g rau ngót tươi, giã nát, vắt lấy nước, rồi lấy bông gạc vê tròn quấn vào đầu tăm/đũa rồi thấm vào nước rau đã giã, bôi lên vùng lưỡi, miệng của trẻ (nếu trẻ đang bú mẹ thì dùng khoảng 2 ngày, trẻ sẽ bú được).
– Chữa hóc xương
Rau ngót lấy tươi, giã vắt lấy nước ngậm.
– Chữa đái dầm ở trẻ
Lấy 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, pha thêm ít nước đun sôi để nguội, chia làm 2 lần, mỗi lần uống cách nhau 10 phút.
Những tác dụng lợi ích sức khỏe tiêu cực của rau ngót
Bên cạnh đó, cần phải biết các công dụng tích cực của rau ngót với sức khỏe con người:
– Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ngót: năng lượng 35kcal, đạm 5,3g, tinh bột 3,4g, tro 2,4g, canxi 169mg, sắt 2,7mg, vitamin C 185mg, vitamin PP 2,2mg, nước 86g, chất béo 0g, chất xơ 2,5g, phot pho 64,5mg, vitamin B1 0,1mg, vitamin B2 0,4mg.
Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót.
Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao.
Ai cũng biết là rau ngót rất tốt nhưng ít người biết rau ngót cũng có tác động tiêu cực với sức khỏe con người. Tuy nhiên, tác động này, chỉ cần lưu ý khi kết hợp các loại thực phẩm với rau ngót là có thể tránh được.
Đằng sau những đặc điểm ưu việt chữa bệnh và chữa bệnh, lá rau ngót cũng có một số nhược điểm. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.
Chú ý: Không nên cho đường vào nước cốt rau ngót vì nó sẽ làm mất tác dụng, tốt nhất là uống nước cốt bạn nhé!
Theo Songkhoe