Rất nhiều phụ nữ mang thai bị nghén nhưng ở một số mẹ bầu, nghén là rất nặng. Khoảng 3% mẹ bầu mắc chứng nghén nặng. Tuy chưa có cách chữa chứng nghén nặng nhưng có một số cách giúp mẹ bầu ứng phó với tình hình này.
Tìm hiểu nghén nặng
Khi bị nghén nặng, mẹ bầu sẽ bị nôn rất nhiều và gần như liên tục. Tình trạng này sẽ dẫn tới nguy cơ mất nước và sụt cân.
Ốm nghén thường xảy ra ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên nhưng chứng nghén nặng sẽ kéo dài hơn. Nghén nặng xuất hiện trầm trọng nhất vào tuần thứ 4 tới tuần thứ 6 của thai kỳ. Mẹ bầu bị nôn nặng, tới mức mẹ bầu khó có thể duy trì sinh hoạt và công việc như thường nhật. Các triệu chứng sẽ dần cải thiện sau tuần 20 nhưng không phải mọi trường hợp đều như thế.
Các bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân gây chứng nghén nặng nhưng họ tin là do nồng độ hormone gia tăng. Những mẹ bị nghén nặng ở lần mang thai đầu thì ở lần mang thai sau, nguy cơ nghén nặng vẫn còn cao. Các bác sĩ cũng không biết phải làm sao để phòng chứng nghén nặng nhưng bổ sung vitamin bầu sẽ giúp ích trong trường hợp này.
Các biến chứng
Chứng nghén nặng có thể ảnh hưởng tới mẹ và bé:
– Ảnh hưởng tới cân nặng của mẹ: Mẹ có thể sụt 5% cân nặng.
– Chức năng thận: Ảnh hưởng tới thận khiến thận hoạt động kém, mẹ bầu sẽ đi tiểu ít hơn nhu cầu.
– Cân bằng các khoáng chất trong cơ thể mẹ: Mẹ bầu sẽ có hàm lượng thấp các khoáng chất, gọi là chất điện giải – chất cơ thể cần, bao gồm natri và kali. Khi thiếu điện giải, mẹ bầu sẽ thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và hạ huyết áp.
– Yếu cơ: Suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải khiến mẹ bầu phải nghỉ ngơi nhiều hơn. Nó gây tình trạng yếu cơ, nhược cơ.
– Tuyến nước bọt: Tuyến nước bọt có thể hoạt động quá nhiều khiến mẹ bầu buồn nôn nhiều hơn.
Điều trị
Điều trị chứng nghén nặng tuỳ thuộc vào triệu chứng và mức độ ảnh hưởng tới mẹ và bé. Khoảng 5% phụ nữ mắc chứng nghén nặng phải kiểm tra ở viện. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo những cách sau:
– Thay đổi lối sống cho mẹ: Bác sĩ khuyên mẹ ăn ít hơn nhưng nhiều bữa hơn, uống ít nhưng thường xuyên hơn và dùng ống hút. Hãy thử đồ ăn nguội, nếu thức ăn nóng gây buồn nôn. Bác sĩ có thể bù điện giải cho mẹ bầu. Mẹ bầu cũng nên ngủ đủ giấc và phòng tránh căng thẳng.
– Dùng gừng: 1-1,5g gừng dùng trong 1 ngày có thể giúp mẹ bầu giảm nghén. Mẹ bầu có thể dùng gừng qua trà, kẹo hoặc bổ sung.
– Thiamine: Đây còn gọi là vitamin B1, với liều 1,5mg mỗi ngày có thể giúp giảm buồn nôn.
– Thuốc: Bác sĩ có thể cho mẹ bầu dùng thuốc tiêm hay thuốc uống để giảm nghén. Bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc không ảnh hưởng tới mẹ và bé.
Nếu mẹ bầu vẫn tiếp tục nôn nhiều và mất nước thì phương pháp điều trị kế tiếp sẽ là:
– Truyền dịch: Nếu tiếp tục mất nước, bác sĩ có thể phải dùng ống truyền chất dinh dưỡng vào dạ dày cho mẹ bầu thông qua mũi.
Theo Mevabe