Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh xảy ra trong thai kỳ và nếu không được điều trị, có thể dẫn đễn tiền sản giật hoặc tăng huyết áp động mạch. Trẻ thường sinh non hoặc dễ bị ngạt khi sinh ra nếu mẹ bị chứng bệnh này.
Đặc điểm của bệnh
Nhiễm độc thai nghén là một hội chứng bệnh lý với những đặc điểm sau:
+ 3 tháng đầu trong 14 tuần đầu: gọi là hiện tượng bệnh lý sớm
+ 3 tháng cuối trong 14 tuần cuối: gọi là nhiễm độc thai nghén giai đoạn cuối hay là hiện tượng bệnh lý muộn gồm:
+ Hội chứng Protein niệu
+ Hội chứng tiền sản giật và sản giật
+ Hội chứng rau bong non.
+ Dễ gây các biến chứng có thể làm chết con và nguy hiểm tới tính mạng mẹ.
Bởi vậy quản lý thai nghén đóng một vai trò quan trọng, nếu làm tốt sẽ làm giảm tỉ lệ bệnh. Nhiễm độc thai nghén ở nước ta chiếm tỷ lệ 3- 7%
Nhiễm độc thai nghén nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thường xẩy ra sau một số nguyên nhân thuận lợi như:
+ Chửa con so, chửa sinh đôi, những trường hợp đa ối
+ Thần kinh, tâm lý: sợ thai nghén hoặc mong muốn có con.
+ Mẹ có bệnh nội khoa mãn tính: loét dạ dày, viêm thận mãn tính.
+ Thường gặp khi thời tiết lạnh (chuyển mùa)
Phân loại
Người ta thường chia nhiễm độc thai nghén thành các loại như sau:
+ Nhiễm độc thai nghén đơn thuần: chỉ gặp một lần có thai không tái phát
+ Nhiễm độc thai nghén tái phát từ một tới nhiều lần có thai (trong bệnh này, ngoài thời kỳ thai nghén thì chức năng thận hoàn toàn bình thường )
+ Nhiễm độc thai nghén ở những người có bệnh lý thận tiềm tàng, khi có thai thì bệnh thận sẽ nặng thêm
Sinh lý bệnh
Trong nhiễm độc thai nghén có biểu hiện về rối loạn chức năng thận, mặt khác vai trò của tử cung, thai nhi và bánh rau làm cho bệnh lý thận nặng lên, ở đây chủ yếu là sự rối loạn co thắt toàn thể các mạch máu dẫn đến sự tăng trở lực của mạch máu do đó gây đến tăng huyết áp.
Nhiễm độc thai nghén có biểu hiện tăng huyết áp, phù chân
Hiện tượng này không những chỉ xảy ra ở tuần hoàn ngoại biên mà còn xảy ra ở các cơ quan nội tạng như não gan, thận, tử cung làm chức năng của rau thai bị ảnh hưởng.
Sự co thắt mạch máu gây nên những biến đổi ở tế bào đi từ những tổn thương có thể hồi phục được đến những tổn thương không thể hồi phục do sự thiếu oxy tổ chức gây nên có 3 hiện tượng tham gia vào cơ chế bệnh sinh đó là:
– Giảm thể tích máu lưu hành
– Co thắt động mạch
– Tăng huyết áp
Những bà bầu có nguy cơ nhiễm độc thai nghén cao:
– Người bị tăng huyết áp hoặc bị bệnh thận trước khi mang thai
– Người mang thai lần đầu tiên hoặc mang thai dưới 18 tuổi
– Người mang thai đôi hoặc mang thai trên 40 tuổi.
– Người trước đây đã từng chậm phát triển trong tử cung
– Người bị bệnh béo phì hoặc bị huyết áp cao.
Theo Suckhoesinhsan