Bệnh viêm dạ dày cấp tính là tình trạng viêm dạ dày thường gặp, bệnh có nguyên nhân chủ yếu chính là việc ăn uống sinh hoạt hàng ngày gây ra. Tuy không gây ra mức độ nguy hiểm cao nhưng bệnh cần được điều trị sớm vì chúng có thể trở nên mãn tính, không chỉ khó chữa mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Chính vì bệnh có những nguy hiểm nhất định nên cần có các biện pháp phòng tránh bệnh và các biến chứng có thể xảy ra bệnh, ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa như: ăn uống điều độ, tránh dùng nhiều thuốc kháng viêm, hạn chế rượu bia thuốc lá, không để mình trong tình trạng quá căng thẳng….Bạn còn nên xử lý kịp thời viêm dạ dày cấp tính để bệnh khỏi sớm không dẫn tới viêm loét dạ dày dạng mãn tính và nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.
Cách nhận biết viêm dạ dày cấp tính
Tổn thương trong viêm dạ dày cấp có thể khu trú hoặc lan tỏa, tùy theo mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân thường chia làm 4 dạng chính, với các biểu hiện lâm sàng khác nhau:
Viêm long dạ dày: Thường xảy ra sau khi ăn phải chất kích ứng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virut. Tổn thương biểu hiện bằng tình trạng niêm mạc phù nề sung huyết và có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc. Biểu hiện lâm sàng là cảm giác đau căng tức hoặc nóng ran vùng thượng vị, kèm theo nôn, choáng váng.
Viêm dạ dày thể ăn mòn: Thường do các chất kích ứng tác động liên tiếp lên bề mặt niêm mạc dạ dày, gây ra sự biến đổi trầm trọng cùng với sự phù nề đơn điệu của niêm mạc dạ dày và sau đó là tình trạng hoại tử tại chỗ của niêm mạc dạ dày. Sau một thời gian, các fibrin hàn gắn lại tạo thành các mô sẹo. Mức độ tổn thương phụ thuộc bản chất và nồng độ chất gây tổn thương; ngoài ra còn phụ thuộc sự hòa loãng các chất ăn mòn do các chất bên trong dạ dày, và sự trung hòa chất kiềm do acid dạ dày. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau thượng vị ngay tức thì sau khi dạ dày tiếp xúc với chất kích ứng; sau đó là nôn, đôi khi nôn ra máu; trong các trường hợp nặng có thể có shock.
Viêm dạ dày thể xuất huyết: Thường biểu hiện dưới dạng các vết ăn mòn đơn độc hoặc kèm theo xuất huyết. Niêm mạc có những chấm xuất huyết đôi khi có những mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạc và các vết xước, chảy máu, chính là do sự vỡ mạch máu lớp tiết chính. Xuất hiện do các yếu tố có nguồn gốc ngoại sinh như rượu, thuốc kháng viêm non – streroid… Biểu hiện lâm sàng chủ yếu thường gặp là xuất huyết. Khi chảy máu nhiều và nặng có thể gây choáng và shock. Thường được chẩn đoán bằng nội soi cấp cứu.
Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: Với sự có mặt của các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn. Trong trường hợp dạ dày bị viêm tấy, dịch rỉ viêm làm mưng mủ các vách niêm mạc cùng với thành dạ dày, có thể gây hậu quả thủng và gây viêm phúc mạc. Người ta gọi đó là dạ dày phù thũng. Thể bệnh này giảm rất nhiều từ khi có kháng sinh, nhưng hiện nay đang có xu hướng gia tăng trở lại.
Các xử lý sớm khi mắc viêm dạ dày cấp:
Khi nghi ngờ bị viêm dạ dày cấp, người bệnh cần:
– Ngưng ngay việc sử dụng các chất có hại cho dạ dày.
– Nên uống lòng trắng trứng hoặc sữa bò loãng.
– Ăn thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn chậm, nhai kỹ, giữ khoảng cách đều đặn, hợp lý giữa các bữa ăn. Lúc đầu, nên ăn những thức ăn loãng; sau đó, người bệnh có thể dần dần ăn những thức ăn đặc hơn.
Nếu không đỡ, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà nên đến khám tại các cơ sở y tế. Tại đây bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm để chẩn đoán:
– Nội soi dạ dày: Thấy niêm mạc dạ dày phù nề xung huyết đỏ rực, có những đám nhầy dày hoặc mỏng, Các nếp niêm mạc phù nề, niêm mạc kém bền vững, dễ xuất huyết, vết trợt.
– Dịch vị: tăng tiết dịch, tăng toan, trong dịch có BC, tế bào mủ.
– X quang: Nếp niêm mạc thô, ngoằn nghèo, bờ cong lớn nham nhở, túi hơi rộng.
– Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, công thức bạch cầu chuyển trái, máu lắng tăng.
Dựa trên sự thăm khám và các kết quả xét nghiệm, bác sỹ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định cũng như mức độ bệnh, từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
Việc điều trị viêm dạ dày cấp thường tập trung như sau: Trước hết là chế độ ăn, tùy theo tình trạng mà có thể cần nhịn ăn thay bằng truyền tĩnh mạch trong 1 – 2 ngày đầu, sau đó uống sữa, ăn súp, thức ăn mềm, rồi ăn cơm bình thường.
Nguyên tắc chung trong điều trị là bù nước điện giải và chống shock; nếu có nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh, nếu có xuất huyết tiêu hóa thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hóa; nếu do ngộ độc hoặc uống nhầm hóa chất thì phải rửa dạ dày…
Đây là bệnh có nguy cơ yếu tố nguy hiểm cao nên ngay sau khi phát hiện bệnh cần thực hiện các biện pháp điều trị bệnh sớm kịp thời nhất có thể. Hãy thực hiện các hiểu biết trên bạn nhé!
Theo Benhdaday