Đau bụng sau khi ăn là hiện tượng không hiếm gặp ở nhiều phụ nữ mang thai. Cùng tìm hiểu những lý do gây đau bụng sau khi ăn.
Do đầy hơi
Hàm lượng progesterone tăng cao trong thời kỳ mang thai khiến mẹ bầu hay bị đầy hơi. Khi ăn, đầy hơi sẽ nghiêm trọng hơn, dẫn đến đau bụng sau khi ăn.
Do táo bón
Khi mang thai, hoạt động của hệ thống tiêu hóa bị chậm lại. Vì vậy, thực phẩm sẽ tồn đọng trong cơ thể, gây ra táo bón và đau bụng sau khi ăn (vì các loại thực phẩm cũ chưa tiêu hết, thức ăn mới đã nhập).
Do ợ nóng
Ợ nóng xảy ra khi axit trong dạ dày dồn lên thực quản. Điều đó thường làm cho mẹ bầu cảm thấy nóng ở cổ họng. Ợ nóng là dấu hiệu phổ biến trong thai kỳ bởi áp lực của trọng lượng thai nhi và tử cung trên bụng, ợ nóng cũng có thể gây đau bụng sau khi ăn.
Viêm bàng quang
Bàng quang ở vùng bụng dưới, trong xương chậu để chứa nước tiểu lọc qua thận. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị viêm bàng quang, vì trong thời gian này, những thay đổi của hormone trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ. Viêm bàng quang cũng gây ra đau bụng, đặc biệt là sau khi ăn.
Các triệu chứng khác của viêm bàng quang là: tiểu buốt, đau niệu đạo. Đau dữ dội trong thời gian dài sẽ xảy ra khi đi tiểu. Vì đau buốt, mẹ bầu thường phải dừng lại giữa chừng hoặc không thể đi tiểu liên tục, quá trình đi tiểu luôn luôn bị gián đoạn.
Bởi vì bàng quang bị nhiễm và dễ bị kích thích, phụ nữ mang thai thường xuyên muốn đi tiểu; do đó, các dấu hiệu tiểu rắt tăng lên. Mẹ bầu cảm thấy áp lực ở bụng dưới. Nước tiểu đục, đôi khi có máu.
Ăn những thức ăn khó tiêu hóa
Một số thức ăn khó tiêu hóa như sữa, các sản phẩm sữa, thịt, sẽ làm cho dạ dày “quá tải”. Chúng gây đau bụng và đầy hơi ngay lập tức sau khi ăn.
Lưu ý: Nếu mẹ bầu bị đau bụng, ngay cả khi không ăn bất cứ thứ gì, cùng với những co cứng, mẹ bầu nên đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
Theo Mevabe