Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới và nữ giới

Là một trong những bệnh xã hội có nguy cơ lây nhiễm cao hiện nay nhưng không nhiều người hiểu rõ tính chất nguy hại của bệnh lậu. Bệnh gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn là người không hiểu rõ về bệnh sẽ có nguy cơ lây lan rộng hơn cho cộng đồng. Chúng ta cần có cái nhìn tổng quát và những hiểu biết cơ bản nhất để chữa trị và phòng ngừa bệnh.

1.Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn sinh dục do lậu cầu (Neisseriagonorhoeae) là một song cầu Gram (-), chỉ có vật chủ là người. Bệnh thường lây trực tiếp khi tiếp xúc tình dục.

2.Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae, còn gọi là lậu cầu khuẩn gonococus. Bệnh lây lan do quan hệ tình dục không an toàn, giao hợp với người đã bị nhiễm khác giới hoặc đồng giới. Quan hệ tình dục với càng nhiều người, nguy cơ mắc bệnh lậu của bạn càng cao. Phụ nữ có thai nếu mắc bệnh lậu có thể lây nhiễm sang cho thai nhi.

benh lau Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới và nữ giới

3. Biểu hiện của bệnh

Biểu hiện bệnh ở nam và nữ khác nhau

Ở nam giới:

Thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 7 ngày. Dấu hiệu đặc trưng là đái buốt, đái rắt, đái ra mủ, mủ đặc, sánh, màu vàng nhạt, hoặc trắng, kèm theo phù nề bao quy đầu, sưng đau mào tinh hoàn.

Ở nữ giới:

Thời gian ủ bệnh thường từ 3 – 10 ngày, phần lớn không có biểu hiện gì, một số ít trường hợp cấp tính thì có biểu hiện như : khí hư nhiều, đặc, sánh, màu xanh hoặc trắng; Âm đạo đỏ, lổn nhổn nhiều hạt sùi. Không đau hoặc chỉ đau ít, chảy mủ trắng hoặc vàng nhạt từ hậu môn, đái buốt, đái dắt.

Các biểu hiện có thể tự mất đi mà không cần điều trị gì nhưng sau một thời gian lại tái diễn. Trong thời gian bệnh không có biểu hiện vẫn có thể lây bệnh cho bạn tình.

4.Các giai đoạn của bệnh

Bệnh lậu thường có hai giai đoạn: Lậu cấp tính và lậu mạn tính.

– Lậu cấp tính:

Bệnh lậu cấp tính thể hiện ở nam giới và nữ giới cũng khác nhau.

Ở nam giới: Sau thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 6 ngày đa số các trường hợp có triệu chứng của viêm niệu đạo cấp tính: đau dọc theo niệu đạo, rát, nóng, buốt khi đi tiểu. Mủ tự chảy ra hoặc tiểu ra lẫn với nước tiểu (nước tiểu đục). Mủ đặc có màu vàng.

Ở nữ giới: Thời gian ủ bệnh rất khó xác định vì các triệu chứng lậu ở nữ giới thường rất kín đáo nhất. Vì vậy ít có triệu chứng gì biểu hiện sự cấp tính của bệnh lậu ở nữ giới. Có thể thấy có tiểu dắt, đau bộ phận sinh dục khi giao hợp. Khám thấy viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo (viêm tấy đỏ, có mủ).

– Lậu mạn tính:

Ở nam giới: biểu hiện tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu mủ. Đa số các trường hợp thấy có chất nhầy như nhựa chuối chảy ra ở lỗ sáo vào sáng sớm, lúc ngủ dậy, khi đi tiểu. Nam giới bị lậu nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ thì dễ chuyển thành mạn tính và khi đã trở thành lậu mạn tính thì rất khó điều trị. Bệnh lậu ở nam giới cũng cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh có triệu chứng giống lậu nhưng gây ra bởi các vi khuẩn khác như Chalmydia và Mycoplasma.

Ở nữ giới: đa số bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính ngay từ đầu, có rất ít triệu chứng ngoài dấu hiệu ra khí hư màu vàng. Bệnh có khi gây ra viêm hậu môn do mủ kèm theo vi khuẩn lậu chảy vào hậu môn. Điểm quan trọng của lậu mạn tính ở phụ nữ là làm lây bệnh trong cả quá trình dài nhiều tháng, nhiều năm trong thời kỳ hoạt động tình dục đặc biệt là gái mại dâm.

Để chẩn đoán xác định lậu mạn tính ở nữ giới (kể cả ở nam giới) cần làm xét nghiệm tìm vi khuẩn nhiều lần, bằng các xét nghiệm đặc hiệu. Bệnh lậu mạn tính ở nữ cũng cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh cũng gây viêm âm hộ, âm đạo do vi khuẩn chlamydia trachomatis, mycoplasma, trùng roi, nấm candida albicans, tạp khuẩn để điều trị có hiệu quả.

5.Các cách phòng tránh bệnh lậu

Chủ động phòng tránh bệnh là biện pháp bảo đảm an toàn cho cho sức khỏe của bạn, các biện pháp phòng bệnh như:

– Không quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu.

– Không dùng chung các dụng cụ vệ sinh như chậu tắm, khăn, đồ lót…

– Luôn dùng bao cao su và các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.

– Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với bạn tình.

Trường hợp bạn cảm thấy mình có những dấu hiệu của bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, để có phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh lậu càng được phát hiện sớm càng dễ chữa, để bệnh kéo dài sẽ có nguy cơ chuyển sang tình trạng mạn tính, bệnh lúc đó khó chữa hơn và rất dễ tái phát.

Theo Benhxahoi

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *