Bệnh gan trong quá trình mang thai

Mẹ bầu có thể bị gan nhiễm mỡ, viêm gan B…

Gan nhiễm mỡ khi mang bầu

Gan nhiễm mỡ thường xảy ra vào giữa tuần 32 tới 38 của thai kỳ.

Biểu hiện: Mẹ bầu bị gan nhiễm mỡ có biểu hiện buồn nôn, nôn; đau đầu, mệt mỏi; chán ăn có thể thêm triệu chứng vàng da, tiền sản giật… gây các biến chứng viêm gan, suy thận, viêm tụy, băng huyết, xuất huyết tiêu hóa, thai chết lưu…

Thời điểm dễ bị bệnh: Gan nhiễm mỡ thường xảy ra vào giữa tuần 32 tới 38 của thai kỳ. Những mẹ bầu mang đa thai hoặc nhẹ cân dễ bị gan nhiễm mỡ.

Nguyên nhân: Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ khi mang thai. Người mẹ có một hay nhiều lần bị bệnh này sẽ có sự thiếu hụt men xúc tác trong quá trình ôxy hóa ti lạp thể của axit béo ở bào thai. Bào thai có thể sẽ bị hạ đường huyết, hôn mê và có nồng độ các men gan bất thường không tìm ra nguyên nhân.

Ăn uống cho mẹ bầu bị gan nhiễm mỡ: Mẹ bầu nên tăng cường các loại rau tươi như rau cải, rau muống có tác dụng thanh nhiệt mát gan, giải độc. Mẹ bầu nên ăn các loại quả như cà chua, carrot, dưa chuột… ăn các loại đậu đỗ, hải sản, hạn chế ăn mỡ.

bau12 Bệnh gan trong quá trình mang thai

Viêm gan B ở mẹ bầu

Người mẹ có thể bị nhiễm viêm gan B từ trước hoặc trong thời kỳ mang thai. Mẹ bị nhiễm virus viêm gan B có thể truyền sang bé. Tỷ lệ truyền bệnh cho con tuỳ thuộc vào giai đoạn mang thai và sau sinh.

– Trong 6 tháng đầu, tỷ lệ truyền virus viêm gan B từ mẹ sang bé chỉ khoảng 10%.

– Trong 3 tháng cuối, nguy cơ truyền virus viêm gan B từ mẹ sang bé lên tới 70%.

Hơn 95% số bé bị nhiễm virus viêm gan B từ trong bụng mẹ và những ngày mới sinh, bệnh sẽ tiến triển thành mạn tính ở bé. Nếu mẹ bị viêm gan siêu vi B thì bé sơ sinh cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B ngay trong phòng sinh. Và tiêm vaccine phòng viêm gan B cho bé theo đúng lịch tiêm chủng.

Viêm gan C ở mẹ bầu

Với nhiều phụ nữ, viêm gan C được phát hiện trong lúc mang thai.

Ảnh hưởng của viêm gan C tới thai nhi: Tỷ lệ người mẹ truyền viêm gan C cho thai nhi có thể lên tới 36%; nhưng nguy cơ lây truyền trung bình chỉ là 5%. Đáng chú ý là nguy cơ dị tật thai hoặc thai chết lưu không tăng ở những người mẹ mắc bệnh.

Một vài nghiên cứu cũng khẳng định, tỷ lệ bị biến chứng cho cả mẹ và bé không tăng lên trong thai kỳ nếu người mẹ bị bệnh.

Ngăn ngừa lây bệnh cho con: Cho đến nay, vẫn chưa có can thiệp y tế nào nhằm ngăn ngừa mẹ lây viêm gan C cho bé từ trong bụng. Nếu người mẹ mắc viêm gan C, tốt nhất là sinh mổ thay vì sinh thường. Bởi vì, các bác sĩ tin rằng, điều này làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Nếu bạn mắc viêm gan C khi có thai, hãy thông báo với bác sĩ sản khoa của bạn ngay lập tức để được tư vấn.

Sau khi sinh: Sau khi chào đời, bé sẽ được làm xét nghiệm viêm gan C. Nếu bé có viêm gan C, quá trình điều trị sẽ bắt đầu để đảm bảo bé có cuộc sống khỏe mạnh về sau. Hiện nay, quan điểm có nên cho con bú khi mẹ mắc viêm gan C không vẫn chưa được sáng tỏ. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho con bú bình để tránh truyền bệnh cho bé. Tuy nhiên, nếu bé mang bệnh viêm gan C, cho con bú mẹ sẽ không gây hại cho bé.

Theo Tổng Hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *