Ngăn ngừa và điều trị sỏi thận trong thai kỳ

Sỏi thận trong thời kỳ mang thai là trường hợp khá hiếm. Phần lớn thai phụ phát hiện sỏi thận trong thai kỳ là do đã mang chứng bệnh này trước đó.

Sỏi thận không đe dọa trực tiếp lên sức khỏe thai nhi (trừ nguy cơ chuyển dạ sớm) nhưng nó lại tiềm ẩn trục trặc sức khỏe dành cho mẹ. Nếu viên sỏi chỉ nằm trong thận thì ít có nguy hiểm nhưng nếu nó di chuyển vào đường tiết niệu, thai phụ có thể đối mặt với chứng viêm đường tiết niệu. Triệu chứng điển hình của viêm đường tiết niệu là đi tiểu ra máu, đau khi đi tiểu…

Có 3 rắc rối với chứng sỏi thận trong thai kỳ là: bị đau, nguy cơ chuyển dạ sớm và khả năng thận bị nhiễm khuẩn. Trong đó, nhiễm khuẩn ở thận là tình trạng nguy hiểm nhất. Khi thận không thể hoạt động tốt vì có sỏi, nó dễ bị nhiễm trùng, làm thay đổi áp lực máu lên bào thai. Nhiễm trùng thận trong thai kỳ sẽ dẫn tới chuyển dạ sớm. Vì thế, điều quan trọng là thai phụ cần chữa trị chứng sỏi thận khi thuận tiện.

thai2 Ngăn ngừa và điều trị sỏi thận trong thai kỳ

Điều trị

Việc trị liệu sỏi thận ở phụ nữ mang thai và không mang thai là khác nhau. Một trong số những phương pháp điều trị sỏi thận có tên là “máy nghiền sỏi” – không dùng phẫu thuật mà dùng máy phát sóng bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên, quá trình này không được chỉ định dành cho thai phụ vì lo ngại ảnh hưởng của sóng tới bào thai.

Việc điều trị sỏi thận trong thai kỳ là rất khó khăn. Do đó, phần nhiều trường hợp, thai phụ sẽ được chỉ định điều trị sỏi thận ngay sau khi sinh nở.

Ngăn ngừa sỏi thận trong thai kỳ

Một số nghiên cứu cho thấy, dùng quá nhiều canxi không phải nguyên nhân gây nên chứng sỏi thận trong thai kỳ. Dù vậy thì thai phụ cũng tránh lạm dụng canxi, chỉ sử dụng theo đúng định mức từ tư vấn của bác sĩ. Uống đủ nước sẽ giúp cho hệ thống tiết niệu hoạt động tốt, ngăn ngừa sỏi thận.

Ngoài ra, thai phụ mắc sỏi thận cần duy trì chế độ sinh hoạt khỏe mạnh. Nhiều trường hợp, sỏi thận không cần điều trị trong thai kỳ.

Bị sỏi thận trước khi có thai

Nếu có tiền sử về sỏi thận, cần đi chụp X-quang trước khi có dự định mang thai.

Theo các bác sĩ, nếu người mẹ bị sỏi thận nhỏ, không gây tắc nghẽn đường tiểu hay nhiễm trùng tiểu thì có thể mang thai được. Khi thai lớn lên có thể chèn ép niệu quản làm ứ nước thận và đau vùng hố thận bên ảnh hưởng.  Mức độ chèn ép nhiều hay ít tùy vào vị trí và độ lớn của sỏi.

Nếu sỏi xuống niệu quản thì dễ gây tắc nghẽn hơn, nếu sỏi ở thận thì ít gây ảnh  hưởng.

Khi mang thai, nếu là sỏi canxi thì không nên dùng thêm canxi  nữa vì có nguy cơ làm sỏi lớn hơn.

Nhóm phụ nữ có chứng bệnh về thận; chẳng hạn, nhiễm trùng bàng quang cũng cần đi kiểm tra sức khỏe trước thai kỳ.

Theo Tồng Hợp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *