Phụ nữ mang thai nên đặc biệt chú ý đến nhiệt độ nước tắm, thời gian tắm và không nên tắm sau khi ăn.
1. Chọn đúng thời điểm để tắm
Cơ thể của phụ nữ trong thời kỳ mang thai rất nhạy cảm; vì vậy, mẹ bầu không nên tắm vào bất cứ lúc nào trong ngày, đặc biệt là khi vừa thức dậy hoặc lúc đêm muộn. Mẹ bầu nên chọn thời điểm thích hợp nhất trong ngày khi cơ thể sẵn sàng để tắm như vào buổi chiều, sau khi đi làm về.
2. Đừng tắm khi đang tụt huyết áp
Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp tụt, tắm bằng nước nóng sẽ làm các mạch máu trong cơ thể người mẹ đã nở rộng. Hậu quả, máu đến não của người mẹ cũng như dinh dưỡng cho em bé không đủ, có thể dẫn đến hậu quả xấu.
3. Đừng tắm sau khi ăn
Hãy nhớ rằng, mẹ bầu không nên tắm sau khi ăn (đặc biệt là khi ăn no). Tắm tại thời điểm này sẽ làm cho các mạch máu trong cơ thể nở rộng, lượng máu lưu thông trong cơ thể bị giảm. Lượng máu cung cấp cho khoang bụng và hệ thống tiêu hóa không đủ, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Do đó, mặc dù mẹ bầu có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu sau mỗi bữa ăn, mẹ bầu cũng không nên đi tắm. Hãy dành thời gian để mẹ bầu nghỉ ngơi và chờ tiêu cơm.
4. Chú ý đến nhiệt độ nước tắm
Phụ nữ mang thai nên nhớ một nguyên tắc khi chuẩn bị nước tắm: Mở nước lạnh đầu tiên, sau đó mở nước nóng vào bồn tắm, kiểm tra để nhiệt độ nước tắm không quá 36oC. Mẹ bầu có thể sử dụng nhiệt kế tắm để kiểm tra nhiệt độ của nước hoặc kiểm tra bằng khuỷu tay hay cánh tay của bạn vì da ở các khu vực nhạy cảm nhất. Mẹ bầu cần phải tắm bằng nước ấm, không quá nóng.
5. Uống nước khi tắm
Mẹ bầu có thể chuẩn bị một chai nước và đặt nó bên cạnh bồn tắm. Khi tắm hơi lâu, các mẹ nên uống nước để tránh nguy cơ mất nước.
6. Tắm với chồng của bạn
Thông thường, các cặp vợ chồng gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống chăn gối của họ, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy, tắm với nhau không chỉ là cách xóa đi sự căng thẳng mà còn là cách để tăng cường tình cảm giữa hai vợ chồng. Khi tắm với chồng, mẹ bầu có thể nhờ chồng massage lưng, chân, cánh tay để làm giảm mệt mỏi.
Theo Mevabe