Có thai là việc đầu tiên chúng ta nghĩ đến khi trễ kinh. Nhưng có thai không phải là nguyên nhân duy nhất làm bạn trễ kinh. Có 10 nguyên nhân phổ biến làm bạn trễ kinh.
1. Căng thẳng (stress)
Stress có thể tác động đến nhiều chuyện trong cuộc sống, trong đó có sự trễ kinh. Thỉnh thoảng chúng ta bị căng thẳng đến mức cơ thể chúng ta giảm đi lượng hóc môn (GnRH), là hóc môn làm cho chúng ta không rụng trứng hay hành kinh. Đi khám bệnh hoặc tham vấn các chuyên gia tâm lý trị liệu có thể giúp bạn tìm ra những gì cần làm để giải tỏa căng thẳng, nhẹ nhõm và trở lại chu kỳ kinh bình thường. Thỉnh thoảng có khi mất vài tháng hay nhiều hơn mới có hiệu quả.
2. Bệnh
Một cơn bệnh đột ngột, ngắn ngày hay thậm chí một cơn bệnh dài ngày cũng có thể làm kỳ kinh của bạn bị trễ. Thông thường việc trễ kinh này là tạm thời.
3. Thay đổi lịch làm việc, sinh hoạt
Thay đổi lịch làm việc, sinh hoạt có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể bạn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn chuyển cơ chế làm việc từ ngày sang đêm hay ngược lại. Nếu bạn thường xuyên thay đổi ca làm việc và thấy có vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, thì nên tính đến khả năng làm một ca không thay đổi hay chỉ đổi ca sau một thời gian lâu dài hơn.
4. Thay đổi các thuốc sử dụng
Có thể bạn sử dụng một loại thuốc mới và hậu quả là bạn bị trễ hay mất một kỳ kinh. Hãy báo với bác sĩ về tác dụng phụ này của thuốc. Sự trễ kinh rất thường xảy ra với một số phương pháp ngừa thai. Nếu bạn đổi thuốc, cần hỏi về những tác dụng phụ có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
5. Tăng thể trọng quá mức
Sự tăng thể trọng quá nhiều có thể làm các hóc môn tác động đến chu kỳ kinh và thậm chí làm ngừng kinh. Hầu hết phụ nữ thấy sẽ trở lại chu kỳ bình thường sau khi giảm một số cân thể trọng, kể cả sau khi giảm vẫn còn tình trạng thể trọng quá mức bình thường.
6. Thể trọng dưới mức bình thường (thiếu cân)
Nếu bạn không đủ mỡ cho cơ thể bạn sẽ không có được các chu kỳ kinh đều đặn, thỉnh thoảng bạn còn bị mất kinh. Việc tăng cân đến mức bình thường sẽ giúp kỳ kinh của bạn trở lại. Đây là nguyên nhân thường gây ra trễ kinh nơi những phụ nữ tập thể dục quá mức hay nơi những vận động viên chuyên nghiệp.
7. Tính nhầm
Chu kỳ kinh của phụ nữ không phải ai cũng như nhau mà khác biệt tùy người. Chúng ta thường nói chu kỳ kinh trung bình là 28 ngày, nhưng không phải ai cũng như vậy. Thỉnh thoảng chu kỳ của chúng ta bị cho là trễ nhưng thực sự là do tính nhầm. Nếu bạn có chu kỳ kinh thất thường, nhưng biết ngày rụng trứng, thì sẽ thấy kỳ kinh của bạn xãy ra khoảng hai tuần sau khi trứng rụng.
8. Thời kỳ trước khi mãn kinh
Bạn cần làm gì sau đó?
Nếu bạn có thai, bạn nên đi thăm khám thai.
Nếu bạn thử thai và không thấy có thai, bạn nên đợi một tuần và thử lại. Nếu lần thử thứ hai vẫn không thấy có thai (âm tính) mà vẫn không thấy kinh, bạn cũng nên đi khám bệnh và bác sĩ có thể kê toa để giúp bạn có lại chu kỳ kinh nguyệt.
Thời kỳ trước khi mãn kinh là giai đoạn bạn đang chuyển từ thời kỳ có khả năng sinh nở sang thời kỳ hết khả năng sinh nở. Các kỳ kinh của bạn có thể ít hơn, hay nhiều hơn, thường hơn hay thưa hơn – nhưng phần lớn là không bình thường. Nếu bạn không mong muốn có thai, cần tiếp tục sử dụng các biện pháp tránh thai vì bạn vẫn dễ bị thụ thai ít nhất trong một thời gian.
9. Mãn kinh
Mãn kinh là lúc bạn không còn rụng trứng hay thấy kinh nữa. Mãn kinh có thể là một sự kiện sinh học tự nhiên hay xãy ra do phẫu thuật cắt bỏ tử cung hay do các hình thức hóa học trị liệu.
10. Có thai
Cuối cùng, bạn trễ và mất kinh là vì có thai. Một test thử thai đơn giản thường giúp bạn xác định bạn có trễ kinh vì có thai hay không. Bạn chỉ cần dùng que thử thai qua nước tiểu và khi thấy một vạch trên que tức bạn trễ kinh mà không có thai, nếu thấy hai vạch trên que thì bạn đã trễ kinh vì có thai. Các test thử thai bằng nước tiểu hoặc bằng máu là để tìm hóc môn.Các bạn đến những nơi trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản để được tư vấn thêm.
Theo Suckhoesinhsan